Đăng ký thành công. Sẽ có nhân viên liên hệ trong thời gian sớm nhất
NƠI CHIA SẺ KIẾN THỨC VÀ HỌC DỰ TOÁN HIỆU QUẢ!
[tintuc]
Mua sắm gói thầu không quá 50 triệu và phê duyệt dự toán mua sắm như thế nào?
Vừa qua, ngày 07/06/2024 Cục quản lý đấu thầu - Bộ kế hoạch đầu tư đã có văn bản 1257/QLĐT-CS phúc đáp văn bản 2061/STC-TCHCSN ngày 23/05/2024 của Sở tài chính thành phố Hải Phòng về việc hướng dẫn thực hiện Luật đấu thầu về vấn đề mua sắm gói thầu dưới 50 triệu và phê duyệt dự toán mua sắm:
1. Nội dung mua sắm không quá 50 triệu
Theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Đấu thầu, đối với gói thầu hoặc nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu đồng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm chịu trách nhiệm quyết định việc mua sắm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình mà không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán gói thầu, không phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Theo hướng dẫn tại Mẫu 2A ban hành kèm theo Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT, trường hợp nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu đồng đã được thực hiện thì ghi vào phần công việc đã thực hiện tại Mục III; trường hợp nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu áp dụng quy trình nêu tại khoản 4 Điều 23 Luật Đấu thầu thì ghi vào phần công việc không áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu tại Mục IV; trường hợp gói thầu, nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu mà dự kiến hình thành gói thầu để tổ chức lựa chọn nhà thầu theo các hình thức: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, chỉ định thầu, tự thực hiện, tham gia của cộng đồng, lựa chọn nhà thầu theo trường hợp đặc biệt, chào giá trực tuyến, mua sắm trực tuyến thì các gói thầu này thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu nêu tại Mục V. Trường hợp chủ đầu tư chưa dự kiến được gói thầu, nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu đồng có thể phát sinh trong năm tài chính, năm ngân sách thì phân công việc này thuộc phân công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu nêu tại Mục VI.
Theo đó, đối với phần công việc thực hiện tư vấn đấu thầu có giá không quá 50 triệu, nếu áp dụng quy trình nêu tại khoản 4 Điều 23 Luật Đấu thầu thì ghi vào Mục IV; nếu vẫn hình thành gói thầu để tổ chức lựa chọn nhà thầu theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu (ví dụ: chỉ định thầu rút gọn) thì ghi vào Mục V.
2. Dự toán mua sắm
Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP quy định đối với việc lựa chọn nhà thầu thuộc dự toán mua sắm, chủ đầu tư phải nêu các nội dung sau trong văn bản trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo niên độ ngân sách hoặc dự kiến dự toán ngân sách được cấp đối với trường hợp mua sắm cho năm tiếp theo hoặc mua sắm cho nhiều năm; dự kiến nguồn tài chính hợp pháp trong năm tài chính hoặc dự kiến nguồn tài chính hợp pháp cho các năm kế tiếp đối với trường hợp mua sắm cho năm tiếp theo hoặc mua sắm cho nhiều năm;
b) Giá trị phần công việc mua sắm đã thực hiện trong năm tài chính, năm ngân sách;
c) Phần kinh phí không dùng để mua sắm;
d) Dự toán mua sắm, được xác định bằng kinh phí quy định tại điểm a khoản này trừ kinh phí quy định tại điểm b và điểm c khoản này. Chủ đầu tư không phải thẩm định, phê duyệt dự toán mua sắm.
Trường hợp chủ đầu tư có sẵn kinh phí để mua sắm trong năm ngân sách, năm tài chính và không dùng nguồn thu dự kiến trong năm thì không phải xác định dự toán mua sắm theo quy định tại khoản này. Trong trường hợp này, dự toán mua sắm là khoản kinh phí có sẵn dùng để mua sắm trong năm ngân sách, năm tài chính.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP, việc lựa chọn nhà thầu thuộc dự toán mua sắm thực hiện theo quy trình quy định tại các Chương I, II, III, IV, V, VI và VII của Nghị định này, không lập trình, phê duyệt quyết định mua sắm. Theo đó, chủ đầu tư không phải thẩm định, phê duyệt dự toán mua sắm, quyết định mua sắm. Việc xác định dự toán mua sắm được lồng ghép vào tờ trình khi phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo hướng dẫn tại Mẫu số 2A Mẫu tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu ban hành kèm theo Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT. Ngoài ra, lưu ý dự toán mua sắm là thuật ngữ quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Đấu thầu, không phải là dự toán gói thầu (không phải là dự toán chi tiết cho từng gói thầu).
Mời xem đầy đủ văn bản gốc:
Mời bạn đọc để lại ý kiến của mình dưới phần bình luận.
Học đấu thầu chuyên nghiệp tại đây
Từ khóa tìm kiếm: Mua sắm gói thầu không quá 50 triệu, dự toán mua sắm
[/tintuc]
Bài viết rất hữu ích, giúp tôi hiểu rõ hơn về quy trình mua sắm gói thầu nhỏ. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ thông tin chi tiết
Trả lờiXóaTôi rất quan tâm đến việc không cần lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu dưới 50 triệu. Việc này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, nhưng liệu có ảnh hưởng đến tính minh bạch và công khai trong đấu thầu không?
Trả lờiXóaQuy định mới về việc không phải ký hợp đồng với nhà cung cấp cho các gói thầu nhỏ thật tiện lợi. Tuy nhiên, tôi thắc mắc liệu có cơ chế kiểm soát nào để đảm bảo nhà cung cấp tuân thủ đầy đủ các yêu cầu không
Trả lờiXóaMình thấy phần giải thích về dự toán mua sắm rất hữu ích, đặc biệt là việc phân biệt giữa dự toán ngân sách và dự toán gói thầu. Đây là điểm quan trọng mà nhiều người dễ nhầm lẫn. Mong rằng sẽ có thêm bài viết phân tích chi tiết hơn về các trường hợp áp dụng quy định này
Trả lờiXóa