NƠI CHIA SẺ KIẾN THỨC VÀ HỌC DỰ TOÁN HIỆU QUẢ!

 [tintuc]

buc tranh tong the bim

[Cùng học BIM #2] Bức tranh tổng thể về BIM

Nhằm giúp cho bạn đọc có một cái nhìn tổng quát về BIM và trình tự triển khai BIM, tác giả đã chọn lọc và tổng hợp một số bước triển khai BIM cơ bản sau đây:

buc tranh tong the bim

Bước 1: Tạo lập môi trường dữ liệu chung CDE (Common Data Enviroment)

CDE là xương sống quan trọng nhất trong quá trình ứng dụng BIM. CDE là môi trường để thu thập, quản lý, truyển tải và lưu trữ dữ liệu (hình học và phi hình học) của dự án. Thông tin mà các bên tham gia dự án tạo ra phải được trao đổi trên CDE. Mỗi dự án có duy nhất một CDE để giúp các thành viên dự án dễ dàng cộng tác với nhau và tránh thông tin bị trùng lặp và nhầm lẫn.

Lợi ích:

- Môi trường dữ liệu chung

- PAS1192/ ISO 19650

- Một nguồn thông tin/ sự thật duy nhất

- Quy trình làm việc - Kiểm soát phân phối mô hình

- Đảm bảo thông tin mới nhất

- Đơn giản hóa trao đổi thông tin

- Giảm sai sót

- Kiểm soát tự động

- Thông tin đồng nhất nhanh chính xác.

CDE

Hiện nay có một số nhà sản xuất cung cấp dịch vụ CDE như: 4 Project, Aconex, BIM360 của Autodesk, BIMcollab...
(sẽ đề cập chi tiết ở bài viết sau)

Bước 2: Tạo lập mô hình BIM

Việc tạo lập mô hình BIM sẽ được thực hiện bởi các đơn vị tư vấn BIM (tư vấn kết cấu, kiến trúc, cơ điện, hạ tầng). Để đảm bảo thông tin được chia sẻ và khai thác hiệu quả trên môi trường dữ liệu chung (CDE) các bên phải tuân thủ theo các quy tắc chung 

(sẽ đề cập chi tiết ở bài viết sau)

Bước 3: Kiểm tra va chạm xung đột

Phát hiện xung đột giúp xác định hiệu quả, kiểm tra và báo cáo các sai sót trong mô hình dự án. Nó được sử dụng để kiểm tra công việc hoàn thành/đang diễn ra và giảm nguy cơ lỗi của con người trong quá trình kiểm tra mô hình. Cần phát hiện xung đột vì nhiều mô hình (kiến trúc, kết cấu, MEP, cảnh quan,…) được tích hợp vào một mô hình BIM chính.

Với việc phát hiện xung đột, những sai sót thường được phát hiện trên công trường (với chi phí cao và tiến độ được chỉnh sửa ở giai đoạn đó) bây giờ có thể được phát hiện ngay trong văn phòng thiết kế. BIM có thể giúp phát hiện xung đột xảy ra đối với các vật bên trong vật thể (thí dụ một thanh thép nằm hoàn toàn bên trong một bức tường bê tông).

Một số phần mềm đang được ứng dụng tại bước này như: Naviswork, BIMcollab, BIMcollab Zoom Pro

(sẽ đề cập chi tiết ở bài viết sau)

Bước 4: Bổ sung thông tin BIM4D, BIM5D, BIM6D

Tùy theo nội dung áp dụng BIM đã được lựa chọn ban đầu, mà việc tích hợp thêm yếu tố về tiến độ (4D), chi phí (5D), phân tích năng lượng (6D) có được thực hiện hay không. (sẽ đề cập chi tiết ở bài viết sau)

Bước 5: Lưu trữ và phát hành hồ sơ thi công

Hồ sơ sẽ được phát hành phục vụ cho việc thi công bằng thời gian thực trên môi trường dữ liệu chung CDE, vậy nên các bản vẽ mà công trường nhận được luôn là bản vẽ mới nhất. Đồng thời các yêu cầu cập nhật phản hồi từ công trường về cũng làm tương tự. 

Giám sát thi công đi giám sát là phải mang iPad hay iPhone đi theo. Các mô hình 3D hay bản vẽ 2D đều nằm hết trên (CDE) nên ở đâu cũng đọc được. Bên cạnh đó, các mô hình 3D có gắn tọa độ, iPad lại nhận được tọa độ nên giám sát đi đâu là bản vẽ hiện ra đấy. Cả góc nhìn 3D vì đang đi trong mô hình 3D (walk through) đến bản vẽ chi tiết 2D. Vậy là giám sát chỉ việc xem công nhân làm gì, chụp ảnh và làm report online. Làm xong report gửi lên cloud luôn cho mọi người tham khảo. Tức là giám sát vẫn ở ngoài hiện trường nhưng ở trong văn phòng, kỹ sư thi công đang phải vắt đầu suy nghĩ phải trả lời giám sát thế nào rồi.

Bước 6: Hoàn thiện mô hình hoàn công

Cũng giống như với kiểm tra chất lượng, các bạn làm nghiệm thu cũng sử dụng cùng công nghệ và phần mềm. Kich bản là lúc các bạn đi trong công trình thật để nghiệm thu, trên tay có iPad định vị bạn đang ở đâu và chỗ đó có những thiết bị gì. Bạn có thể so sánh hiện trạng với mô hình xem thiếu thứ gì hay không hoặc bạn kiểm tra xem chất lượng hoàn thiện thế nào ? Nếu không ưng ý chuyện gì thì cứ chụp hình tại vị trí đấy và làm report. Rồi cũng gửi lên cloud để các bên xử lý. Các phần mềm BIM to Field cho phép bạn theo dõi quá trình xử lý các ý kiến của bạn. Ví dụ nhà thầu họ sửa xong chỗ nào, họ feedback thẳng trên cloud để bạn biết chỗ nào sửa rồi chỗ nào chưa…

Thay vì phải ôm một đống bản vẽ đi để kiểm tra thì bây giờ chỉ có mỗi cái iPad, thay vì phải làm tay thì bây giờ toàn bộ trên cloud, thật là tuyệt diệu phải không ạ.

Bước 7: Quản lý vận hành

Một khi chuyển giao công trình cho chủ đầu tư rồi thì nhà thầu và tư vấn thường phủi tay luôn. Mà tập tin mô hình BIM thường là rất lớn và phức tạp, lại phải có phần mềm chuyên dụng thì mới mở được để thêm vào cái này cái nọ.

Tuy nhiên trong quá trình vận hành, chủ đầu tư hay các nhà quản lý công trình thỉnh thoảng cũng phải thêm các thông tin phát sinh vào mô hình. Ví dụ cụ thể, sau các vu cháy vừa rồi, các nhà quản lý muốn thêm các mặt nạ chống khói vào tòa nhà mà lúc thiết kế thì kiến trúc sư không theo kịp sự tiến bộ của xã hội nên không nghĩ ra để thêm vào trong mô hình. Hay là các thứ khác như máy bán hàng tự động, thùng công ích, …

Những thông tin kiểu này họ không cần phải vẽ cụ thể vào công trình, họ chỉ cần dùng các phần mềm BIM Field này để thêm một layer trên nền của mô hình chỉ rõ vị trí của chúng là được. Hay chuyên ngành hơn là các thông tin bổ sung này được quản lý bằng một cơ sở dữ liệu khác, đơn giản hơn mô hình BIM.

Xem tiếp [Cùng học BIM #3]

---------- 

HỌC DỰ TOÁN BIM5D

Bạn đang quan tâm đến BIM, tham gia ngay lớp gần nhất. Liên hệ 0982 500 139 (Ms. Kim Búp)

Hoặc xem tại đây

Nguồn: Vibim và Internet

Tổng hợp: Mai Bá Nhẫn

[/tintuc]

Bình luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và câu hỏi của bạn về bài viết này!

KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI

Đăng ký học