Đăng ký thành công. Sẽ có nhân viên liên hệ trong thời gian sớm nhất
NƠI CHIA SẺ KIẾN THỨC VÀ HỌC DỰ TOÁN HIỆU QUẢ!
[tintuc]
[Cùng học BIM #1] 19 thuật ngữ cửa miệng của dân BIM chuyên nghiệp
Vừa qua Bộ Xây Dựng đã ban hành dự thảo hướng dẫn BIM, đang lấy ý kiến từ cộng đồng, nhằm hoàn thiện và ban hành văn bản hướng dẫn chính thức. Với hy vọng giúp cho những ai quan tâm dễ dàng tiếp cận và học tập nhanh chóng công nghệ này. Chúng tôi đã sưu tầm, tổng hợp và chia sẻ loạt bài viết CÙNG HỌC BIM này.
Mở đầu là bài viết Những định nghĩa, thuật ngữ cơ bản nhất khi sử dụng BIM. Rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc, để các bài viết tiếp theo ngày càng hoàn thiện hơn.
1/ BIM (Building Information Modeling): Là mô hình thông tin kỹ thuật số được tạo lập trong các khâu thiết kế, thi công và vận hành các công trình, chứa các mối liên hệ logic về mặt không gian, kích thước, số lượng, vật liệu của từng cấu kiện, bộ phận trong công trình. Những thông tin này được trao đổi và kết nối trực tuyến với nhau thông qua các phần mềm, để hỗ trợ cho việc quản lý và ra những quyết định liên quan tới công trình.
2/ BIM Manager - Quản lý BIM: Là người quản lý BIM, chịu trách nhiệm xác định chiến lược áp dụng BIM, chủ trì điều phối và quản lý thông tin trong quá trình áp dụng BIM
3/ BIM Coordinator - Điều phối BIM: Là người điều phối BIM, chịu trách nhiệm điều phối công việc thiết kế, phối hợp.
4/ BIM Modeler - Kỹ thuật viên BIM: Kỹ thuật viên BIM là người trực tiếp tạo lập mô hình BIM
5/ IFC (Industry Foundation Classes) - Định dạng tập tin IFC: Định dạng IFC là chuẩn định dạng mở, giúp trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm, phục vụ cho công tác quản lý mô hình BIM trong suốt vòng đời của dự án. Hay nói cách khác là cổng giao tiếp giữa các phần mềm BIM với nhau.
6/ TIDP (Task Information Delivery Plan) - Kế hoạch chuyển giao thông tin nhiệm vụ: Kế hoạch chuyển giao thông tin nhiệm vụ là danh sách các sản phẩm được phân tách thành các nhiệm vụ riêng lẻ, bao gồm các nội dung chi tiết như định dạng, ngày tháng và cá nhân phụ trách. Các giai đoạn chuyển giao thông tin phải được liên kết theo giai đoạn của dự án.
7/ MIDP (Master Information Delivery Plan) - Kế hoạch chuyển giao thông tin tổng thể: Kế hoạch chuyển giao thông tin tổng thể là kế hoạch tổng thể để thực hiện các nhiệm vụ chính trong dự án. Nó được xây dựng dựa trên các Kế hoạch chuyển giao thông tin nhiệm vụ (TIDP)
8/ BEP (BIM Execution Plan) - Kế hoạch thực hiện BIM: Kế hoạch thực hiện BIM là tài liệu, trong đó xác định các tiêu chuẩn, phương pháp, các quy định sẽ sử dụng trong dự án để đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu đặt ra trong EIR. Kế hoạch thực hiện BIM được thống nhất bởi các bên có liên quan đến quá trình thực hiện BIM. Kế hoạch thực hiện BIM được soạn thảo sau khi đã lựa chọn được đơn vị thực hiện
9/ Pre-BEP (Pre-Appointment BEP) - Kế hoạch thực hiện BIM sơ bộ: Kế hoạch thực hiện BIM sơ bộ là tài liệu của nhà thầu đề xuất phương pháp và thể hiện các yêu cầu về năng lực để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư đưa ra. Đây là một phần của Hồ sơ dự thầu.
10/ EIR (Exchange Information Requirements) - Yêu cầu thông tin trao đổi: EIR là các yêu cầu của Chủ đầu tư để tạo lập thông tin liên quan đến việc áp dụng BIM. EIR là một phần trong HSMT/HSYC
11/ CDE (Common Data Environments) - Môi trường dữ liệu chung: Môi trường dữ liệu chung (CDE) là nơi thu thập, lưu trữ, quản lý và phổ biến tất cả các thông tin, dữ liệu, tài liệu được tạo ra bởi các bên tham gia thực hiện BIM.
12/ LOD (Level of Development) - Mức độ phát triển thông tin: Mức độ phát triển thông tin (LOD) là một khái niệm được sử dụng trong quá trình mô hình hóa, dùng để chỉ chất lượng, số lượng và mức độ chi tiết của thông tin trong mô hình BIM ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình đầu tư xây dựng
13/ BIM3D, BIM4D, BIM5D, BIM6D
14/ COBie (Construction Operations Building Information Exchange) - Định dạng dữ liệu bảng tính của các mô hình thông tin xây dựng tập trung vào việc phân phối dữ liệu tài sản thay vì thông tin hình học công trình.
15/ iBIM: Mô hình Thông tin Xây dựng Tích hợp, hoặc Cấp độ BIM Level 3
16/ BIM Level 0: Thiết kế hỗ trợ máy tính không được quản lý (CAD) bao gồm bản vẽ 2D và văn bản với sự trao đổi thông tin trên giấy hoặc điện tử nhưng không có các tiêu chuẩn và quy trình chung.
17/ BIM Level 1: Quản lý CAD, gia tăng việc phối hợp không gian, có cấu trúc và định dạng chuẩn khi nó chuyển sang BIM cấp 2.
18/ BIM Level 2: Môi trường 3D được quản lý với dữ liệu đính kèm, nhưng tạo ra các mô hình dựa trên các bộ môn riêng biệt.
19/ BIM Level 3: Một mô hình hợp tác, trực tuyến, dự án với tiến độ xây dựng (4D), chi phí (5D) và thông tin về vòng đời dự án (6D). Điều này đôi khi được gọi là ‘iBIM’ (tích hợp BIM).
Xem tiếp [Cùng học BIM #2]
----------
HỌC DỰ TOÁN BIM5D
Bạn đang quan tâm đến BIM, tham gia ngay lớp gần nhất. Liên hệ 0982 500 139 (Ms. Kim Búp)
Hoặc xem tại đây
Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp
Tổng hợp: Mai Bá Nhẫn
[/tintuc]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và câu hỏi của bạn về bài viết này!