Cảm ơn bạn đã đăng ký thành công. Sẽ có nhân viên liên hệ xác nhận trong thời gian sớm nhất
NƠI CHIA SẺ KIẾN THỨC VÀ HỌC DỰ TOÁN HIỆU QUẢ!
[tintuc]
Các bước bóc tách khối lượng công trình dân dụng để không soát khối lượng.
Bài viết sau đây ad xin chia sẻ cho các bạn trình tự các bước bóc tách khối lượng công trình dân dụng cũng như các phương pháp để đo bóc đầy đủ, chính xác, khoa học các khối lượng trong công trình. Đây là những kinh nghiệm quý trong nghề dự toán vậy nên hãy lưu lại và tự tích lũy kiến thức cho mình.
Các bước bóc tách khối lượng công trình dân dụng
Phương pháp chung:
1. Nghiên cứu, kiểm tra nắm vững các thông tin trong bản vẽ thiết kế và tài liệu chỉ dẫn kèm Trường hợp cần thiết yêu cầu nhà thiết kế giải thích rõ các vấn đề có liên quan đến đo bóc khối lượng xây dựng công trình.
2. Lập Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình.
Bảng tính toán này phải phù hợp với bản vẽ thiết kế, trình tự thi công xây dựng công trình, thể hiện được đầy đủ khối lượng xây dựng công trình và chỉ rõ được vị trí các bộ phận công trình, công tác xây dựng thuộc công trình.
Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình cần lập theo trình tự từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên theo trình tự thi công ( Phần ngầm, phần nổi, phần hoàn thiện, lắp đặt).
3. Thực hiện đo bóc khối lượng xây dựng công trình theo Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình.
4. Tổng hợp các khối lượng xây dựng đã đo bóc vào Bảng khối lượng xây dựng công trình sau khi khối lượng đo bóc đã được xử lý theo nguyên tắc làm tròn các trị số.
5. Khối lượng được đo bóc theo hướng dẫn Quyết Định 451/2017 BXD
Phương pháp bốc theo trình tự thi công
Đo bóc khối lượng công việc theo trình tự thi công từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.
I. Phần ngầm
1.Dọn dẹp mặt bằng chuẩn bị thi công
2.Sản xuất cọc
3.Ép cọc
4.Nối cọc
5.Đào móng, dầm móng, bể
6.Đập đầu cọc
7.Bê tông lót móng
8.Bê tông lót dầm móng
9.Ván khuôn móng
10.Cốt thép móng
11.Bê tông móng
12.Ván khuôn dầm móng
13.Cốt thép dầm móng
14.Bê tông dầm móng
15.Ván khuôn cổ móng
16.Cốt thép cổ móng
17.Bê tông cổ móng
18.Xây tường chắn đất
19.Ván khuôn giằng cột
20.Cốt thép giằng cột
21. Bê tông giằng cột
22. Thi công bể phốt, bể nước
23. Đắp đất hố móng
24. Đắp cát tôn nền đầm chặt
25. Bê tông lót nền
26. Bê tông nền nhà (Nếu có)
27. Vận chuyển đất thừa đi đổ
II. Phần kết cấu
1.Cột (Ván khuôn, cốt thép, bê tông)
2.Dầm (Ván khuôn, cốt thép, bê tông)
3.Sàn (Ván khuôn, cốt thép, bê tông)
4.Lanh tô (Ván khuôn, cốt thép, bê tông, lắp đặt lanh tô nếu đúc sẵn)
5.Cầu thang (Ván khuôn, cốt thép, bê tông, xây gạch bậc, dầm chân thang, dầm chiếu nghỉ)
6.Bổ trụ (Ván khuôn, cốt thép, bê tông cột)
7.Giằng tường (Ván khuôn, cốt thép, bê tông dầm)
III. Phần kiến trúc – hoàn thiện
1.Xây tường, xây tam cấp, xây sê nô, xây trụ gạch, xây hộp gen, xây tum lên mái, …
2.Trát tường trong, trát tường ngoài
3.Trát cột, dầm, trần
4.Bả matit tường
5.Bả matit cột, dầm, trần
6.Sơn tường ngoài
7.Sơn tường trong, cột, dầm, trần
8.Đôn nền, chống thấm
9.Lát gạch
10.Len chân tường, ốp tường
11.Láng nền tạo dốc
12.Đóng trần
13.Lắp cửa, vách ngăn
14.Lan can tay vịn
15.Sản xuất vì kèo, xà gồ, cầu phong
16.Lợp mái, xây bờ
17.Sơn kết cấu mái...
IV. Phần xây dựng khác
+ Hè rãnh ngoài nhà
- Công tác đất
- Công tác bê tông (đổ bê tông tấm đan, bê tông rãnh...)
- Công tác xây
- Công tác trát, láng
- Công tác gia công và lắp dựng tấm đan
- Công tác xây, trát, ốp..., bồn hoa
- Công tác vận chuyển đất thừa nếu có
+ Sân vườn, cảnh quan
V. Phần điện, nước, chống sét
- Lắp đặt thiết bị vệ sinh (chậu rửa, vòi sen, lavabô…)
- Lắp đặt đường ống cấp thoát nước (ống, phụ kiện..)
- Lắp đặt thiết bị điện (kéo dải dây dẫn, hộp nối, áttômát, đèn, quạt….)
- Lắp đặt hệ thống chống sét (kim thu sét, dây thu sét, dây dẫn sét, cọc tiếp
địa..)
Mách bạn: Hiện tại chúng tôi có tổ chức hàng tháng các lớp học dự toán xây dựng chuyên sâu, nhằm giúp các bạn nhanh chóng làm việc với nghề dự toán. Xem thêm tại đây
[/tintuc]
Cảm ơn bài viết chia sẻ rất hay
Trả lờiXóa