NƠI CHIA SẺ KIẾN THỨC VÀ HỌC DỰ TOÁN HIỆU QUẢ!

[tintuc]
CÁCH TÍNH CƯỚC VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BỘ, SÔNG VÀ ĐƯỜNG BIỂN mới nhất 2014
------------------/\----------------
File excell form mẫu tính cước vận chuyển bằng đường sông và biển của tỉnh Long An và Quảng Ngãi.
https://www.mediafire.com/?qclhxlhks51h41z

Các bạn có thể tham khảo cách tính cước vận chuyển Tỉnh An giang. Các tỉnh khác, cách tính vẫn như vậy, chỉ khác bảng cước thôi.

GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
(công bố kèm theo văn bản số:02/UBND-XDCB  ngày 04/01/2011
của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
_____________

          I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Trọng lượng hàng hóa để tính cước.
1.1. Trọng lượng hàng hóa tính cước là trọng lượng hàng hóa thực tế vận chuyển bao gồm bao bì (trừ trọng lượng vật kê, chèn, chằng buộc).
1.2. Đơn vị trọng lượng hàng hóa là tấn, quy đổi số lẻ như sau:
a- Dưới 0,5 tấn: không tính;
b- Từ 0,5 tấn đến 01 tấn: tính 1 tấn.
2. Khoảng cách tính cước.
2.1. Khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển có hàng. Nếu khoảng cách vận chuyển từ nơi gởi đến nơi nhận hàng hóa có nhiều tuyến vận chuyển khác nhau thì khoảng cách tính cước là khoảng cách của tuyến ngắn nhất đảm bảo an toàn.
2.2. Đơn vị khoảng cách tính cước là ki-lô-mét (km), quy đổi số lẻ như sau:
a- Dưới 0,5 km: không tính;
b- Từ 0,5 km đến 01 km: tính 01 km.
3. Các vấn đề khác.
3.1. Mức giá theo văn bản này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, bao gồm phụ phí vận chuyển và là cơ sở để chủ đầu tư và đơn vị tư vấn sử dụng trong việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán (hạng mục) công trình phục vụ cho công tác lập kế hoạch và quản lý vốn các dự án đầu tư xây dựng; hoặc dùng làm cơ sở thoả thuận mức giá cước cụ thể.
3.2. Trường hợp công trình có điều kiện vận chuyển được theo cả hai phương thức đường bộ và đường sông, thì Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế có trách nhiệm tính toán, lựa chọn phương án nào tiết kiệm nhất để áp dụng.
          II. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG SÔNG :
1. Biểu giá cước vận chuyển hàng hoá bằng đường sông.
1.1. Đối với sông loại 1.
Bậc hàng
Đơn giá cước ở các khoảng cách L
L £ 30 km
(đ/tấn)
L > 30 km
(đ/tấn km)
(1)
(2)
(3)
- Hàng bậc 1
- Hàng bậc 2
- Hàng bậc 3
35.854
39.312
43.498
246
269
295

Trong đó :
Hàng bậc 1 : than các loại; đất, cát, sỏi, gạch xây các loại; sắt thép; gỗ.
Hàng bậc 2 : Ngói; xăng dầu, nhựa đường; đá các loại; gạch ốp, lát các loại.
Hàng bậc 3 : Xi măng các loại; cột điện; ống nước.
1.2. Đối với các loại sông khác.
          Chặng đường vận chuyển là sông loại 2 trở lên hoặc một đoạn các loại sông đó thì được quy đổi thành sông loại 1 để tính cước :
          - Cứ 1km sông loại 2 được quy đổi thành 1,5 km sông loại 1.
          - Cứ 1km sông trên loại 2 được quy đổi thành 3 km sông loại 1.
1.3. Loại sông áp dụng giá cước : căn cứ công bố của sở Giao thông vận tải về phân loại sông, rạch còn lại trong tỉnh để áp dụng.
1.4. Hướng dẫn tính cước (xem phụ lục 1).
2. Phụ phí.
          2.1. Chi phí chèn lót, chằng buộc hàng hóa (bao gồm nhân công, vật liệu, dụng cụ…)
          2.2. Chi phí vệ sinh phương tiện.
          2.3. Chi phí huy động phương tiện.
III. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BỘ
1. Biểu giá cước vận tải hàng hoá bằng đường bộ.





(đ/Tấnkm)
Cự ly
(km)
Loại đường
1
2
3
4
5
1
9.100
9.653
12.549
15.686
18.824
2
4.875
5.168
6.718
8.398
10.916
3
3.575
3.790
4.928
6.159
8.006
4
2.925
3.104
4.035
5.044
6.558
5
2.486
2.636
3.424
4.280
5.564
6
2.113
2.239
2.913
3.640
4.733
7
1.950
2.068
2.688
3.360
4.368
8
1.820
1.930
2.511
3.138
4.079
9
1.723
1.826
2.376
2.970
3.861
10
1.674
1.775
2.308
2.885
3.750
11
1.523
1.645
2.171
2.714
3.528
12
1.404
1.531
2.021
2.528
3.286
13
1.365
1.474
1.960
2.450
3.185
14
1.311
1.430
1.901
2.378
3.091
15
1.290
1.406
1.869
2.336
3.038
16
1.256
1.357
1.805
2.258
2.935
17
1.228
1.337
1.780
2.225
2.893
18
1.195
1.302
1.731
2.163
2.811
19
1.165
1.271
1.690
2.113
2.746
20
1.148
1.251
1.664
2.080
2.713
21
1.111
1.212
1.612
2.048
2.676
22
1.068
1.175
1.578
2.019
2.641
23
1.040
1.144
1.544
1.989
2.605
24
1.008
1.108
1.497
1.959
2.569
25
981
1.081
1.459
1.923
2.534
26
959
1.055
1.424
1.891
2.498
27
930
1.032
1.393
1.859
2.463
28
904
1.003
1.354
1.829
2.426
29
878
975
1.316
1.778
2.390
30
854
947
1.279
1.726
2.355
31-35
830
933
1.261
1.703
2.334
36-40
809
910
1.246
1.683
2.308
41-45
791
891
1.229
1.659
2.290
46-50
775
873
1.211
1.635
2.271
51-55
760
856
1.191
1.609
2.253
56-60
748
842
1.178
1.591
2.228
61-70
736
829
1.160
1.571
2.200
71-80
726
817
1.146
1.554
2.174
81-90
719
809
1.134
1.537
2.154
91-100
711
801
1.125
1.524
2.135
Từ 101 km trở lên
708
795
1.115
1.511
2.119
1.1. Cước phổ thông :
     a) Cước hàng bậc 1 : đất, cát, sỏi, gạch xây các loại.
b) Cước hàng bậc 2 :
Ngói; đá các loại; gỗ các loại; kim loại; gạch ốp, lát các loại được tính bằng 1,1 lần cước hàng bậc 1.
c) Cước hàng bậc 3 :
Xi măng, vôi các loại; xăng dầu, nhựa đường; các loại vật tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành; cột điện; ống nước; các loại hàng dơ bẩn, độc hại được tính bằng 1,3 lần cước hàng bậc 1.
1.2. Loại đường áp dụng giá cước: căn cứ công bố của sở Giao thông vận tải về phân loại đường trong tỉnh để áp dụng.
1.3. Hướng dẫn tính cước (xem phụ lục 2).

2. Phụ phí.
          1. Chi phí chèn lót, chằng buộc hàng hóa (bao gồm nhân công, vật liệu, dụng cụ…)
          2. Chi phí vệ sinh phương tiện.
          3. Chi phí huy động phương tiện.                
          4. Chi phí qua cầu, phà, đường bộ có thu phí theo quy định.
  
PHỤ LỤC 1
(Hướng dẫn tính cước vận chuyển hàng hoá bằng đường sông)

I. HƯỚNG DẪN CHUNG :
1. Trọng lượng hàng hoá để tính cước :
- Trong lượng hàng hoá tính cước là trọng lượng hàng hoá thực tế vận chuyển bao gồm bao bì (trừ trọng lượng vật kê, chèn, chằng buộc).
- Đơn vị trọng lượng hàng hoá là tấn, quy đổi số lẻ như sau :
+ Dưới 0,5 tấn : không tính;
+ Từ 0,5 tấn trở lên : tính 1 tấn;
2. Khoảng cách tính cước :
- Khoảng cách tính cước là khoảng cách vận chuyển có hàng.
- Đơn vị khoảng cách tính cước là ki-lô-mét (km). Số lẻ dưới 0,5km không tính cước; từ 0,5km trở lên tính là 1km.
- Khoảng cách tối thiểu để tính cước là 30 km, nếu ngắn hơn 30km vẫn tính là 30km.
II. CÁCH TÍNH CƯỚC :
          Các mức cước trong biểu giá cước vận chuyển hàng hoá đường sông xác định cho sông loại 1, được chia làm 3 bậc hàng, 2 cung chặng :
          - Khi vận chuyển hàng hoá mà khoảng cách tính cước từ 30km trở lại : lấy giá cước (đ/tấn) ở cột 2 của biểu cước để tính.
          - Khi vận chuyển hàng hoá mà khoảng cách tính cước L : L>30 km thì 30 km đầu lấy giá cước (đ/tấn) ở cột 2 để tính; từ km thứ 31 lấy giá cước ở cột 3 (đ/tấn km) để tính. Cộng hai kết quả trên là giá cước của toàn chặng.
Ví dụ :
          Vận chuyển 100 m3 đá 1x2 (trọng lượng riêng là 1,6 tấn/m3) từ Tri Tôn về Long Xuyên có cự ly vận chuyển là 70 km; trong đó sông cấp 1 : 30km; sông cấp 2 : 40km.
          * Khoảng cách tính cước : 30 + 40 x 1,5 = 90 km.
          * Cước vận chuyển 30 km đầu :
                   100 m3 x 1,6 tấn/m3 x 39.312 đ/tấn = 6.289.920 đ.
          * Cước vận chuyển cho cự ly còn lại :
                   100 m3 x 1,6 tấn/m3 x 269 đ/tấn km x 60 km = 2.582.400 đ.
          * Cước toàn chặng (chưa bao gồm thuế VAT) :
                    6.289.920 + 2.582.400 = 8.872.320 đồng.




PHỤ LỤC 2
(Hướng dẫn tính cước vận tải hàng hoá bằng đường bộ)

I. HƯỚNG DẪN CHUNG :
1. Trọng lượng hàng hoá để tính cước :
          - Trong lượng hàng hoá tính cước là trọng lượng hàng hoá thực tế vận chuyển bao gồm bao bì (trừ trọng lượng vật kê, chèn, chằng buộc).
          - Đơn vị trọng lượng hàng hoá là tấn, quy đổi số lẻ như sau :
+ Dưới 0,5 tấn : không tính;
+ Từ 0,5 tấn trở lên : tính 1 tấn;
2. Khoảng cách tính cước :
          - Khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển có hàng.
          - Nếu khoảng cách vận chuyển từ nơi gởi đến nơi nhận hàng có nhiều tuyến vận chuyển khác nhau thì khoảng cách tính cước là khoảng cách của tuyến ngắn nhất đảm bảo an toàn.
          - Đơn vị khoảng cách tính cước là ki-lô-mét (km). Số lẻ dưới 0,5km không tính cước; từ 0,5km trở lên tính là 1km.
3. Loại đường tính cước :
          Căn cứ công bố của sở Giao thông vận tải về loại đường (trên cơ sở bảng phân cấp 05 loại đường của Bộ Giao thông Vận tải) để áp dụng trên địa bàn tỉnh.
          Mức cước vận tải hàng hoá trên đường mới khai thông chưa phân cấp thì chủ đầu tư thoả thuận với sở Giao thông vận tải về cấp đường trước khi ký kết hợp đồng vận tải.
          Mức cước vận tải hàng hoá trên đường xấu hơn đường loại 5 được tăng 20% so với mức cước của đường loại 5.
II. CÁCH TÍNH CƯỚC :
1/. Cước phổ thông :
          Các mức cước trong biểu giá cước vận tải hàng hoá bằng ô tô quy định cho hàng bậc 1 : 5 loại đường và 41 cự ly vận chuyển.
          Hàng bậc 2, bậc 3 được tính theo hệ số đối với hàng bậc 1.
          Đơn vị tính cước phổ thông là đồng/tấn km (đ/T km).
          * Tính cước theo các cự ly :
          - Vận chuyển hàng hoá ở cự ly nào, loại đường nào thì sử dụng đơn giá cước ở cự ly, loại đường đó để tính cước
Ví dụ 1 : Vận chuyển 50m3 cát vàng (hàng bậc 1) cự ly 20km, trên đường loại 4. Tính cước như sau : 2.080 (đ/Tkm)x(20 km)x50(m3)x1,3 (T/m3) = 2.704.000 đ.
          - Vận chuyển hàng hoá trên chặng đường gồm nhiều loại đường khác nhau thì dùng đơn giá cước của khoảng cách toàn chặng đường, ứng với từng loại đường để tính cước cho từng đoạn đường rồi cộng lại.
Ví dụ 2 : Vận chuyển 100 tấn thép (hàng bậc 2) cự ly 180km; trong đó gồm 120km đường loại 1, 40km đường loại 2 và 20km đường loại 3. Tính cước như sau :
+ Dùng đơn giá cước ở cự ly trên 101 km của đường loại 1 để tính cước cho 120 km đường loại 1 :
    708 (đ/T km) x 120 (km) x 100 (T) x 1,1 (hàng bậc 2) = 9.345.600 đ.
+ Dùng đơn giá cước ở cự ly trên 101 km của đường loại 2 để tính cước cho 40 km đường loại 2 :
              795 (đ/T km) x 40 (km) x 100 (T) x 1,1 (hàng bậc 2) = 3.498.000 đ.
+ Dùng đơn giá cước ở cự ly trên 101 km của đường loại 3 để tính cước cho 20 km đường loại 3 :
    1.115 (đ/T km) x 20 (km) x 100 (T) x 1,1 (hàng bậc 2) = 2.453.000 đ.
Cước toàn chặng (chưa bao gồm thuế VAT) :
9.345.600 + 3.498.000 + 2.453.000 = 15.296.600 đ.
2. Các loại cước khác :
          - Cước vận chuyển hàng bằng phương tiện có thiết bị tự đổ, xe có thiết bị nâng hạ được tăng 15% (bằng 1,15 lần) cước phổ thông.
          - Cước vận chuyển hàng bằng phương tiện có thiết bị hút xả (xe Stec) được tăng 20% (bằng 1,2 lần) cước phổ thông.
          - Cước vận chuyển hàng hoá trong container tính theo cước phổ thông. Bậc hàng tính cước là hàng bậc 3 cho tất cả các mặt hàng. Trọng lượng tính cước là tải trọng đăng ký container.
          - Cước vận chuyển hàng quá khổ, quá nặng (áp dụng cho phương tiện vận tải thông thường) được tăng 20% (bằng 1,2 lần) so với cước phổ thông.
          + Hàng quá nặng là loại hàng mà mỗi kiện hàng có trọng lượng trên 5 tấn và không tháo rời được.

          + Hàng quá khổ là loại hàng mà mỗi kiện hàng có chiều rộng quá mỗi bên thành xe 0,3m từ đầu (hoặc đuôi xe), chiều cao quá 3,2m tính từ mặt đất.

[/tintuc]

Bình luận

Ý KIẾN BẠN ĐỌC ( 1 )

  1. Mình muốn xây dựng 1 bảng giá cước cho cty mà ko biết căn cứ từ đâu để làm nên bảng báo giá đó.
    Vui lòng chỉ giúp mình nhé.
    Cảm ơn nhiều.

    Trả lờiXóa

Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và câu hỏi của bạn về bài viết này!

KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI

Đăng ký học