Đăng ký thành công. Sẽ có nhân viên liên hệ trong thời gian sớm nhất
NƠI CHIA SẺ KIẾN THỨC VÀ HỌC DỰ TOÁN HIỆU QUẢ!
Ngày 18/06/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, trong đó đáng chú ý là quy định về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh, được tham gia công việc cho các chức danh hoặc hành nghề độc lập theo quy định.
Để được cấp chứng chỉ, cá nhân phải có đủ năng lực hành vi dân sự; có Giấy phép cư trú tại Việt Nam (đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài); đạt yêu cầu về sát hạch kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề; có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên đối với chứng chỉ hạng I, 05 năm với chứng chỉ hạng II và 03 năm nếu cá nhân có trình độ đại học hoặc 05 năm trở lên với trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đối với chứng chỉ hạng III.
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong 05 năm. Các chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn; sau ngày 01/03/2016, cá nhân có nhu cầu sử dụng chứng chỉ hành nghề phải thực hiện các thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ theo quy định mới.
Riêng đối với cá nhân, người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng thì được công nhận hành nghề. Trường hợp hành nghề ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ tại Bộ Xây dựng.
Một nội dung đáng chú ý khác là quy định về đăng tải thông tin về năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng. Theo đó, các tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải cung cấp thông tin về năng lực hoạt động của mình tới cơ quan chuyên môn để đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử do cơ quan này quản lý. Thông tin này là cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia lập quy hoạch, lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng; quản lý dự án đầu tư xây dựng; khảo sát, giám sát thi công xây dựng...
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong 05 năm. Các chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn; sau ngày 01/03/2016, cá nhân có nhu cầu sử dụng chứng chỉ hành nghề phải thực hiện các thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ theo quy định mới.
Riêng đối với cá nhân, người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng thì được công nhận hành nghề. Trường hợp hành nghề ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ tại Bộ Xây dựng.
Một nội dung đáng chú ý khác là quy định về đăng tải thông tin về năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng. Theo đó, các tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải cung cấp thông tin về năng lực hoạt động của mình tới cơ quan chuyên môn để đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử do cơ quan này quản lý. Thông tin này là cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia lập quy hoạch, lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng; quản lý dự án đầu tư xây dựng; khảo sát, giám sát thi công xây dựng...
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/08/2015.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và câu hỏi của bạn về bài viết này!